Những lý do bị từ chối vay tín chấp ít ai ngờ đến.
1. Lý do giấy tờ
Trong một số trường hợp, người đi vay không nộp đủ các giấy tờ trong thủ tục vay theo quy định của công ty Tài chính. Nhiều khách hàng không muốn hoặc không thể cung cấp các giấy tờ như chứng minh nhân dân hoặc bằng lái xe không rõ, mờ, không đúng sự thật, chỉnh sửa. Khi bên cho vay yêu cầu bổ sung, nếu bạn không thể nộp đầy đủ thì khả năng hồ sơ bạn bị từ chối rất cao.
2. Lý do thu nhập
Vay tín chấp là hình thức vay dựa trên thu nhập cá nhân nên nếu thu nhập của bạn không được đều đặn mỗi tháng, không nhận lương qua chuyển khoản hay quá thấp so với mức bạn muốn vay theo sự tính toán của ngân hàng thì hồ sơ vay của bạn cũng sẽ dễ bị từ chối. Vì thông thường, ngân hàng sẽ cho bạn vay ở mức cao nhất là gấp 10 lần lương của bạn. Nhưng thực tế, mức ngân hàng có thể cho bạn vay chỉ tầm 5-6 lần lương, còn tuỳ thuộc vào mục đích bạn vay và uy tín cá nhân của bạn. Thế nên, hồ sơ bạn bị từ chối có thể do số tiền bạn muốn vay lớn hơn khả năng chi trả hàng tháng của bạn. Ngân hàng có công thức tính toán để đo lường số tiền mà khách hàng có thể trả nợ hàng tháng là bao nhiêu phần trăm thu nhập. Vì thế, nếu bạn có thu nhập cơ bản 5 triệu/tháng, chi phí sinh hoạt hết 3 triệu/tháng thì bạn không thể “trả nợ” một khoản lớn hơn 2 triệu được nên hồ sơ vay của bạn bị từ chối là điều đương nhiên.
3. Lý do nghề nghiệp
Không phải ngành nghề nào cũng dễ dàng được vay. Hầu hết, ngân hàng sẽ tin tưởng cho bạn vay nếu ngành nghề của bạn có thu nhập ổn định và đều đặn hàng tháng. Bởi lẽ, ngân hàng không muốn chịu rủi ro khi cho khách hàng của mình vay khi thu nhập của họ không được ổn định. Do đó, đối với một số ngành nghề như: lái xe, y tá, làm tự do, ngành nghề làm theo ca, khả năng vay của bạn có thể bị hạn chế.
Đối với những ngành nghề trên, khi nhân viên thẩm định cần gọi đến nơi làm việc để xác minh thông tin cá nhân của bạn và công ty của bạn, sẽ rất khó khăn và điều này khiến cho việc vay tín chấp bị ảnh hưởng.
4. Thông tin không trung thực
Nếu không cung cấp đúng địa chỉ, các thông tin cá nhân thì hồ sơ vay sẽ rất dễ bị từ chối. Ở Việt Nam, việc làm giả hợp đồng lao động hay sao kê lương khá phổ biến. Thế nhưng, bộ phận thẩm định của ngân hàng cực kỳ kỹ lưỡng nên rất khó để bạn làm một bộ hồ sơ giả để “qua mặt” họ.
5. Bạn có nợ xấu
Vì tính chất của vay tín chấp là dựa trên uy tín cá nhân, bạn không phải thế chấp tài sản nên điều này cực kỳ quan trọng. Nếu lịch sử tín dụng của bạn bị Trung tâm tín dụng trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam (CIC) ghi nhận có nợ xấu, sẽ rất khó để bạn được vay tiếp tục. Bộ phận thẩm định hồ sơ của ngân hàng sẽ căn cứ trên thông tin của CIC cung cấp mà quyết định duyệt hay không duyệt hồ sơ của bạn.
6. Vay cùng lúc nhiều nơi
Bạn nên nhớ, mọi lịch sử giao dịch từ thẻ tín dụng, vay tín chấp…của bạn với ngân hàng đều được ghi nhận lên hệ thống CIC. CIC là tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tổ chức này có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng. Chính vì thế, khi bạn vay cùng lúc nhiều nơi, ngân hàng sẽ tra được điều đó và đánh hồ sơ bạn trong quá trình thẩm định. Vì vậy, hãy chọn một ngân hàng mà bạn thấy hợp lý về số tiền lãi, số tiền cho vay và nằm trong khả năng chi trả của bạn. Đừng đăng ký vay một lúc nhiều nơi vì chắc chắn bạn sẽ khó được duyệt để vay.
Nguồn VDong