7 BÍ QUYẾT ĐỂ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN TÀI CHÍNH
Mọi người thường hoảng hốt khi mắc phải một số vấn đề tài chính. Tuy nhiên, theo tổng hợp của tờ Business Insider, chúng ta thường lo lắng vô nghĩa do chưa hiểu tường tận bản chất của những vấn đề đó. Dưới đây là tổng hợp những bí quyết giúp bạn dễ dàng vượt qua những khó khăn tài chính!
1. Xử lí những khoản nợ nhỏ trước
Theo thông thường, chúng ta được khuyến khích là hãy trả những khoản nợ có mức lãi suất cao hơn, bằng cách đó bạn sẽ ngăn chặn sự phát sinh lãi vay, tránh tình trạng nợ cũ chồng nợ mới. Nhưng những nhà nghiên cứu từ Tạp chí Kinh doanh Harvard tiđã thực hiện một loạt thí nghiệm cho ra những kết quả hoàn toàn trái ngược. Theo họ, điều này sẽ dẫn đến việc mất cân bằng trong chính khoản tài chính của bạn.
Remi Trudel, một nhà nghiên cứu từ Tạp chí Kinh doanh Harvard nói: "Tập trung trả những khoản tiền với số dư nhỏ sẽ tạo cho mọi người cảm giác việc trả nợ đang tiến triển tốt, tiến bộ. Và đó là động lực để họ tiếp tục trả nợ". Phát biểu của Remi Trudel chính là chiến lược trả nợ nổi tiếng Snowball.
7 bí quyết để vượt qua khó khăn tài chính
Blogger tài chính cá nhân Derek Sall là một tín đồ của phương pháp này. Anh đã áp dụng thành công và trả hết khoản nợ lên đến 100.000$ của mình. Anh chia sẻ trên blog cá nhân: "Chắc chắn khoản nợ tín dụng lên đến 18% sẽ khiến bạn phát điên nhưng nếu giải quyết những món nợ nhỏ hơn một cách đều đặn thì bạn sẽ nhận ra điều bất ngờ đấy."
2. Hoàn toàn độc lập tài chính với vợ/chồng
Một trong những cuộc nói chuyện quan trọng trước khi kết hôn là về tiền bạc. Khả năng tài chính của người bạn đời như thế nào? Họ có đang gánh khoản nợ nào không? Thói quen tiết kiệm như thế nào?... Đối với một vài cặp đôi, những câu hỏi trên sẽ là lời mở đầu cho việc hợp nhất tài chính giữa hai bên. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng như thế.
Miễn là bạn không giấu giếm đối phương bất cứ thứ gì (như những khoản quỹ đen hay việc âm thầm đầu tư,…) thì việc không chia sẻ tài khoản ngân hàng luôn được khuyến khích. Giới chuyên môn cho rằng, đây là một quyết định sáng suốt, bởi nó không chỉ đảm bảo an toàn tiền bạc cho bạn, mà việc tách bạch tài chính ra khỏi mối quan hệ giữa hai người sẽ giúp gia đình yên ấm hơn, tránh được những cuộc cãi vã không đáng có.
Tuy nhiên, điều quan trọng bạn luôn cần nhớ là phải có những cuộc trò chuyện cởi mở, thành thực về thói quen và mục tiêu tài chính của hai vợ chồng.
Sophia Bera, nhà sáng lập Gen Y Planning gợi ý rằng các gia đình nên có một khoản quỹ chung để chi trả các khoản phí sinh hoạt và các tài khoản cá nhân riêng biệt để đảm bảo sự tự do tài chính.
3. Thuê thay vì mua nhà
7 bí quyết để vượt qua khó khăn tài chính
Tất nhiên, lợi ích lâu dài từ việc sở hữu một căn nhà sẽ hơn việc bạn đi thuê. Tuy nhiên, đừng quá bi quan nếu bạn đang bỏ tiền để thuê nhà.
Giám đốc quản lí tài sản Ben Carlson trả lời trên tờ Business Insider: "Khi bạn còn trẻ, việc thuê nhà sẽ mang lại cho bạn nhiều lựa chọn hơn. Khi bạn không bị bó buộc bởi sự cố định của nhà cửa, bạn sẽ dễ dàng di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác để tìm kiếm một công việc mới". Trải nghiệm khác biệt này sẽ mang đến cho bạn những màu sắc mới cho tuổi trẻ. Suy cho cùng, đây cũng là một sự đánh đổi, thách thức.
Thêm vào đó, khi thuê nhà, bạn sẽ không phải chịu các khoản thuế như thuế nhà đất, chi phí bảo trì,… như những người chủ nhà.
Và cuối cùng, hãy nhớ rằng dù mua hay thuê nhà thì cũng cân nhắc kĩ để mức chi trả hàng tháng không vượt quá 30% thu nhập của bạn.
4. Tích nợ
Chắc chắn là không một ai thích phải gồng gánh bất cứ một khoản nợ nào. Tuy nhiên, xét trên thực tế, có hai trường hợp nợ nần có thể giúp bạn tiến lên trong cuộc sống, là: giáo dục và mua nhà.
Các khoản nợ về giáo dục thường có mức lãi suất tương đối thấp. Các khoản thanh toán cũng có thể được tạm hoãn nếu bạn đang gặp khó khăn về tài chính. Trong một số trường hợp cá biệt, nó thậm chí có thể được xóa bỏ hoàn toàn.
Đối với khoản vay mua nhà, nếu mức lãi suất hàng tháng dưới 30% thu nhập của bạn, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc vay.
5. Có nhiều thẻ tín dụng
Dường như việc có nhiều thẻ tín dụng là một việc làm liều lĩnh, vì nó có khả năng kích thích bạn tiêu tiền. Tuy nhiên, nếu bạn trả đầy đủ những khoản ứng trước thì đây lại là điều không đáng quan ngại.
7 bí quyết để vượt qua khó khăn tài chính
Theo John Ulzheimer, chuyên gia tín dụng tại CreditSesame.com, việc sử dụng nhiều thẻ tín dụng sẽ khiến điểm tín dụng của bạn có xu hướng tốt lên. Bạn sẽ duy trì được trạng thái ổn đinh nếu sử dụng từ 30% - 50% tín dụng hiện có của bạn. Nhưng trên thực tế, con số được các chuyên gia đánh giá cao nhất là 10%.
6. Chi tiêu thoải mái, không màng đến ngân sách
Tạo lập giới hạn chi tiêu có thể là phương án tốt đối với những người có thói quen tiêu tiền hoang phí, nhưng trên thực tế vẫn có những trường hợp ngoại lệ.
"Mọi người thường cố gắng chi tiêu trong một khoảng giới hạn nhất định. Nhưng chỉ 2-3 tháng sau, họ sẽ phát điên vì điều đó". Triệu phú David Bach nói.
7 bí quyết để vượt qua khó khăn tài chính
Nói về ngân sách để ăn kiêng và tập thể dục, Bach cho rằng: "Nếu bạn không có hứng thú với nó, chỉ một thời gian bạn sẽ bỏ dở. Tuy nhiên, bạn cũng nên giám sát các khoản chi của mình thông qua các web như Mint hoặc Learnvest". Những ứng dụng này cho phép bạn chi tiêu bình thường mà vẫn đảm bảo các điều chỉnh tài chính phù hợp, tránh được cảm giác khó chịu, đầy tội lỗi khi không thể tuân thủ đến cuối cùng các kế hoạch tiết kiệm ngân sách.
Bạn cũng nên lên kế hoạch đầu tư cho chính mình như những khoản tiết kiệm hưu trí, bảo hiểm xã hội,… Thậm chí, bạn tự động hóa những khoản đầu tư này. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được 20% thu nhập hàng tháng, 80% còn lại bạn thoải mái sử dụng cho các mục đích cá nhân.
7. Trải nghiệm đầu tư dù không phải dân chuyên nghiệp
Nhắc đến đầu tư nhiều người thường nghĩ ngay đến sự mạo hiểm và liều lĩnh. Tuy nhiên, chính bạn cũng có thể trở thành một nhà đầu tư – chỉ cần bạn muốn. Bạn không cần trở thành một thiên tài có tài dự đoán trước hay một người với mức thu nhập khủng để duy trì việc đầu tư trong khoảng thời gian dài.
7 bí quyết để vượt qua khó khăn tài chính
Theo lời khuyên của John C. Bogle – nhà sáng lập quỹ đầu tư lớn thứ hai thế giới Vanguard, đối với những người mới bắt đầu, phương án tốt nhất để họ kiếm lợi nhuận là đầu tư vào các quỹ đầu tư theo chỉ số (Index fund).
Nguồn Mạng.